Có rất nhiều cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc Tây, bạn nên áp dụng các cách chữa đau dạ dày theo quan niệm dân gian. Bởi, phương pháp này an toàn và không gây hại cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là 13 cách chữa giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà được Imiale A+ tổng hợp, các bạn cùng tham khảo.
Mục lục
1. Dấu hiệu đau dạ dày
Dạ dày là 1 trong những bộ phận quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó được coi là một túi đựng thức ăn nối trực tiếp với tá tràng. Dung lượng trung bình của dạ dày là 1 – 1.5 lít.
Đau dạ dày là một bệnh đang rất phổ biến đối với tất cả mọi người. Vì vậy, để xác định bệnh đau dạ dày cần biết các dấu hiệu của bệnh như sau:
- Đau vùng thượng vị: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện ở vùng thượng vị, đau lan sang bên trái hoặc sau lưng.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Do hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến tình trạng lên men nên người bệnh sẽ có triệu chứng ợ hơi chua và nóng.
- Đầy bụng: Do thức ăn bị lên men khó tiêu hóa, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng, khó chịu.
- Buồn nôn, nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa hết, sẽ đi cùng dịch vị trào ngược lên thực quản gây buồn nôn và nôn.
- Giảm cân: Thức ăn khó hấp thu và tiêu hóa, kèm theo đầy bụng, buồn nôn nên người bệnh có cảm giác không muốn ăn.
- Xuất huyết tiêu hóa: Lúc này, tình trạng bệnh nặng, các tổn thương đã ăn sâu vào thành mạch gây chảy máu, đi ngoài phân có màu đen.
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, nên đi gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các cách chữa đau dạ dày tại nhà vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm.
2. 13 cách chữa giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà hiệu quả
Đau dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách giảm đau dạ dày tại nhà trước khi đến thăm khám bác sĩ.
2.1. Massage bụng
Massage bụng là một phương pháp vật lý trị liệu được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Nếu bạn xoa bóp đúng cách sẽ xoa dịu được cơn đau và chống co thắt dạ dày rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh cần nằm ngửa, thẳng lưng, hít thở sâu và thả lỏng người, không nên ngồi hoặc đứng.
- Bước 2: Bạn nhỏ 1 giọt dầu xoa bóp vào lòng bàn tay rồi xoa nóng lên
- Bước 3: Áp bàn tay vào bụng, với một lực vừa phải, không xoa quá mạnh hoặc quá nhẹ, xoay theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 -15 lần/phút.
- Bước 4: Sau khi massage bụng, bạn dùng ngón tay cái ấn vừa phải vào vị trí đau nhiều. Nếu người bệnh thấy đỡ đau thì tiếp tục ấn nhiều lần đến khi dịu hẳn.
2.2. Uống nhiều nước ấm
Với người bệnh đau dạ dày uống nhiều nước ấm là điều rất quan trọng, giúp giảm chứng ợ hơi và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Nước ấm giúp trung hòa dịch vị acid, nhờ đó cơn đau sẽ thuyên giảm. Đồng thời, bổ sung nhiều nước còn giúp hệ tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng thuận lợi hơn. Đối với người lớn, nên uống khoảng 2 lít nước tương ứng với 8 cốc mỗi ngày kết hợp với điều hòa hơi thở đều, nhẹ nhàng sẽ giảm được cơn đau.
2.3. Ăn bánh mì, thức ăn khô
Bánh mì, thức ăn khô mang lại tác dụng tốt cho người bệnh, bởi tính khô, dễ hút nước sẽ giúp tăng khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa acid và giảm được triệu chứng viêm loét dạ dày.
Người bệnh đau dạ dày có thể ăn bánh mì vào mỗi buổi sáng với lượng vừa đủ, hoặc ăn ngay khi đang đau. Tùy theo thể trạng của người bệnh có thể ăn 1 – 2 chiếc/lần, tốt nhất nên ăn khoảng 3 – 4 bữa/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.4. Dùng nước muối loãng
Dùng nước muối pha loãng là phương pháp rất đơn giản và không tốn kém cho người bệnh. Nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, làm giảm sự co thắt của dạ dày nên cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Cách pha nước muối loãng đúng tỉ lệ: Bạn lấy 1 muỗng canh muối sạch pha với 2 lít nước ấm. Sau đó, bạn uống từ từ 1 cốc khi có cơn đau ập đến sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả.
2.5. Hít thở đều, nhẹ nhàng
Người bệnh đau dạ dày do bị stress, căng thẳng quá mức thực hiện hít thở đều mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5 nhịp sẽ giúp tâm trạng bạn ổn định nhanh chóng, giảm được cơn đau dạ dày. Bởi, khi hít thở đều, nhẹ nhàng sẽ giúp dạ dày giảm tiết dịch vị, giải phóng Endorphins – chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên.
>>> Xem thêm: Top 7 thuốc đau dạ dày tốt nhất hiện nay
2.6. Chườm ấm
Chườm ấm là cách giảm đau dạ dày vừa đơn giản lại vừa hiệu quả. Phương pháp này giúp các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn và giảm sự co bóp của dạ dày.
Cách thực hiện: Bạn đặt chai nước hoặc túi chường với nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C lên vùng dạ dày và di chuyển, lăn qua lại ở vùng bị đau. Việc này làm hơi nóng được lan tỏa khắp vùng bụng giúp máu lưu thông tốt hơn. Bạn thực hiện đến khi túi chườm hết nóng thì dừng lại.
Chú ý: Bạn không nên để túi chườm quá lâu ở một chỗ sẽ gây nóng rát. Nếu ban đầu nhiệt độ túi chườm nóng quá, bạn có thể đệm miếng khăn để giảm nhiệt.
2.7. Sử dụng lá bạc hà
Các vitamin và khoáng chất có trong lá bạc hà có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Đồng thời, lá bạc hà cũng có tác dụng làm giảm đau và giảm chứng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.
Cách thực hiện: Khi có cơn đau, bạn có thể lấy 2 – 3 lá bạc hà nhai kĩ rồi nuốt, sử dụng 3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể giã hoặc xay nhuyễn lá bạc hà, rồi đem lọc lấy nước để uống.
2.8. Sử dụng lá tía tô
Các nghiên cứu cho rằng, trong lá tía tô chứa nhiều hàm lượng tanin, glycosid có tác dụng chống viêm, làm lành các tổn thương nhanh chóng và kiểm soát nồng độ acid dịch vị trong dạ dày hiệu quả. Đồng thời, dùng lá tía tô còn giảm được tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và giảm cơn đau nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bạn đem rửa sạch 10g lá tía tô ngâm với nước muối rồi để ráo, sau đó ăn sống.
- Ngoài ra, bạn có thể đem lá tía tô hãm lấy nước uống như: Cho lá tía tô vào nồi đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước uống hàng ngày.
Bạn nên kiên trì sử dụng, phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
2.9. Dùng trà hoa cúc
Trong hoa cúc có chứa hoạt chất bisabolol có tác dụng chống viêm, chống co thắt, hạn chế trào ngược thực quản và làm dịu cơn đau hiệu quả. Đồng thời, trà hoa cúc còn làm hạn chế hội chứng ruột kích thích, đầy bụng, khó tiêu.
Một nghiên cứu năm 2009 đưa ra, 50% người sử dụng trà hoa cúc sẽ không còn cảm thấy lo âu, căng thẳng, bồn chồn. Vì vậy, dùng trà hoa cúc giúp thuyên giảm và ngăn ngừa các đợt phát bệnh do chứng trầm cảm, stress gây nên.
Cách thực hiện: Bạn đem tráng qua trà với nước sôi, rồi cho lượng nước sôi vừa đủ vào để hãm trà để khoảng 10 – 15 phút. Bạn có thể thêm một chút mật ong vào cho dễ uống.
2.10. Dùng gừng
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, sử dụng gừng trong chế biến thức ăn hoặc dùng để uống hàng ngày có thể chữa đau dạ dày. Bởi, gừng có tính ấm, vị cay sẽ làm ấm bụng và giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng gừng với lượng vừa phải tránh dùng nhiều gây tác dụng phụ như: khó tiêu, đầy hơi, ợ chua.
Cách thực hiện:
- Bạn có thể thái mỏng một vài lát gừng thả vào cốc nước nóng để uống.
- Hoặc, bạn ép củ gừng tươi lọc lấy nước pha với nước ấm, có thể cho ít mật ong vào để dễ uống hơn.
- Trường hợp không có gừng tươi, bạn có thể dùng trà gừng đã đóng gói sẵn được bán ở các tiệm thuốc tây cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
2.11. Dùng lá đu đủ
Trong lá đu đủ chứa enzym papain có tác dụng hỗ trợ quá trình rối loạn chức năng dạ dày, làm các tổn thương được cải thiện nhanh chóng. Đồng thời, lá đu đủ còn làm giảm bớt triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và kích thích cảm giác thèm ăn.
Cách thực hiện: Bạn lấy 3 – 5 lá đu đủ tươi rửa sạch rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước ép để uống. Bạn nên dùng sau bữa ăn, uống 1 – 2 lần/ngày đến khi bệnh đỡ hẳn.
Chú ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn không nên uống hay ăn bất kì thực phẩm nào trong khoảng 1 – 2 giờ sau khi sử dụng. Nếu thuốc khó uống, bạn có thể pha ít đường vào cho dễ uống.
2.12. Dùng nghệ kết hợp mật ong
Hiện nay, phương pháp dùng nghệ hết hợp với mật ong để chữa đau dạ dày đang được rất nhiều người dân áp dụng. Vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp làm lành vết thương, chống viêm và trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Bên cạnh đó, mật ong chứa nhiều vitamin và các khoáng chất giúp tăng khả năng phục hồi tổn thương niêm mạc của dạ dày. Vì vậy, dùng nghệ với mật ong sẽ làm người bệnh giảm được cơn đau hiệu quả.
Cách thực hiện: Bạn lấy 10g tinh bột nghệ cùng với 2 thìa mật ong hòa vào 100ml nước ấm, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết. Bạn nên uống hỗn hợp trên vào trước bữa ăn, mỗi ngày từ 2 – 3 lần uống, kiên trì trong vài tháng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
2.13. Sử dụng men vi sinh
Sử dụng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn sống trong đường ruột, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, men vi sinh còn làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, góp phần hỗ trợ quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.
>>> Xem thêm: Imiale A+ – Giải pháp chuyên biệt hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ
Khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần theo dõi và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh có thể đi gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau quặn bụng vùng thượng vị kèm theo sốt cao
- Đi ngoài ra máu
- Người bệnh nôn kéo dài suốt 12 giờ
- Thể trạng yếu, mất nước và sụt cân
- Bà bầu đau dạ dày
4. Những lưu ý chữa đau dạ dày tại nhà
Để áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Sử dụng bài thuốc đúng cách với mức độ vừa phải, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Thực hiện giảm đau dạ dày theo các cách trên có hiệu quả từ từ, không nhanh khỏi như thuốc Tây nên người bệnh cần kiên trì.
- Các phương pháp trên chỉ có vai trò hỗ trợ bệnh nên rất phù hợp với những người bệnh nhẹ.
- Bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn đồ cay, nóng, các chất kích thích, bia, rượu,…
- Chia bữa ăn làm nhiều lần trong ngày (4 – 5 lần/ngày) để giảm áp lực cho dạ dày. Đồng thời, bạn cần ăn chậm nhai kỹ để thức ăn dễ hấp thu và tiêu hóa hơn.
- Bạn cần đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng có thể xảy ra.
- Nếu trong quá trình thực hiện các phương pháp trên, người bệnh thấy bất thường, dị ứng, ngứa, nôn,… có thể người bệnh đã dị ứng với thành phần của bài thuốc. Lúc này, bạn hãy đến gặp bác sĩ luôn để có hướng xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Đau dạ dày kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Trên đây là các cách giảm đau dạ dày nhanh chóng tại nhà hiệu quả. Bạn cần thực hiện đúng cách để đạt kết quả tốt nhất. Mọi vấn đề cần giải đáp, hãy liên hệ Imiale A+ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất nhé!