Cách chữa đau dạ dày tại nhà là một giải pháp hỗ trợ trong điều trị bệnh, giúp người bệnh giảm được cơn đau hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện đúng cách để tránh các phát sinh không mong muốn gây ra. Vậy các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày tại nhà được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Imiale A+ đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Cách chữa đau dạ dày tại nhà có ưu và nhược điểm gì?
Khi thực hiện bất kì một phương pháp nào cũng đều có 2 mặt đó là ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy, trước khi áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà, người bệnh cần nắm được các ưu và nhược điểm sau đây:
1.1. Ưu điểm
Cách chữa đau dạ dày tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên từ lá cây, thực phẩm có sẵn trong nhà bếp: gừng, nghệ, tía tô, nha đam,… Phương pháp này có các ưu điểm sau:
- An toàn, lành tính: Phương pháp được làm từ các lá cây và những thực phẩm quen thuộc, gần gũi với con người nên rất an toàn và lành tính.
- Nguyên liệu dễ tìm: Các thực phẩm: gừng, nha đam, lá tía tô, nghệ,… đều là những dược liệu dễ tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày.
- Nguyên liệu giá rẻ: Các nguyên liệu này có giá rẻ nên tiết kiệm được nhiều chi phí.
1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp còn có một số nhược điểm như:
- Tác dụng chậm: Các nguyên liệu này có dược tính nhẹ nên phát huy tác dụng chậm hơn khi dùng thuốc Tây, người bệnh cần kiên trì thực hiện để cải thiện bệnh hiệu quả.
- Chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: Phương pháp chữa đau dạ dày tại nhà chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: giảm đau, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng,… chứ không chữa được dứt điểm. Người bệnh cần thực hiện cùng với cách chữa khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Mất nhiều thời gian để thực hiện: Các bài thuốc cần phải có thời gian để chuẩn bị nguyên liệu và sắc thuốc. Vì vậy, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Phù hợp với các đối tượng nhẹ, mới khởi phát: Các bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà có dược tính nhẹ nên phù hợp với các đối tượng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Phương pháp không thể thay thế được thuốc chữa bệnh.
>>> Xem thêm: 13 cách giảm đau tại nhà nhanh chóng không phải ai cũng biết
2. 10 cách chữa đau dạ dày tại nhà từ bài thuốc dân gian
Các bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà đã được ông cha ta lưu truyền từ xa xưa, vì phương pháp này rất an toàn và làm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả nếu được thực hiện đúng cách. Sau đây là 10 bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản nhất:
2.1. Bột nghệ kết hợp mật ong
Các nghiên cứu cho rằng, trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có vị đắng, tính ôn, sát khuẩn và giúp ngăn chặn sự phát triển các tế bào tổn thương. Mật ong có tính bình, tăng sức đề kháng, giảm đau, làm lành các tổn thương và giảm tình trạng ợ hơi ở người bệnh.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa bột nghệ với mật ong làm giảm tiết nồng độ axit dịch vị trong dạ dày và các triệu chứng khó chịu ở người bệnh.
Chuẩn bị:
- 1 thìa 5g tinh bột nghệ
- 15ml mật ong
- 500ml nước ấm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn cho 5g tinh bột nghệ và 15ml mật ong vào 500ml nước ấm, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết
- Bước 2: Bạn nên uống sau bữa ăn 30 phút, mỗi ngày uống 3 lần để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
2.2. Dùng gừng
Trong gừng chứa rất nhiều enzyme và chất chống oxy hóa gingerol và shogaol, chất chống viêm, kháng khuẩn giúp tăng đề kháng và nhanh chóng phục hồi các niêm mạc bị tổn thương trong dạ dày. Đồng thời, gừng có khả năng loại bỏ các chất dư thừa trong ruột, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua và đầy bụng ở bệnh đau dạ dày.
Chuẩn bị:
- 1 cốc nước ấm
- 1 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gọt bỏ vỏ củ gừng rồi rửa sạch
- Bước 2: Bạn thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho vào cốc nước nóng khoảng 60 – 70 độ C.
- Bước 3: Bạn uống nước gừng khi còn ấm vào mỗi buổi sáng để bài thuốc phát huy được hết tác dụng của nó.
2.3. Cam thảo
Cam thảo có vị ngọt, tính bình, là vị thuốc có tác dụng bồi bổ, giải độc, giảm đau, chống viêm và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, cam thảo còn có khả năng ức chế tiết dịch vị acid trong dạ dày và histamin, làm các tổn thương nhanh chóng hồi phục.
Cách thực hiện: Dùng 3 – 4g cảm thảo để sắc nước uống, mỗi ngày 3 lần. Người bệnh không nên dùng quá 3 tuần để tránh hiện tượng phù.
2.4. Bài thuốc từ nha đam
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng và tính hàn, quy kinh can, tỳ và vị nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chất kiềm trong nha đam có tác dụng trung hòa acid, kiểm soát các vết loét ở dạ dày, làm lành các tổn thương nhanh chóng và giảm đau khi bị ợ nóng.
Cách làm:
- Bước 1: Bạn đem 1 – 2 lá nha đam đem gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch chất nhớt đắng.
- Bước 2: Thái nha đam thành từng miếng nhỏ, cho vào máy xay, thêm ít nước vào rồi xay nhuyễn.
- Bước 3: Bạn lọc lấy nước uống ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 30ml, dùng liên tục trong 2 – 3 ngày để thuốc phát huy tác dụng, giảm nhanh triệu chứng đau ở dạ dày.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nha đam kết hợp với mật ong hoặc nghệ cũng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày gây nên.
2.5. Lá tía tô
Lá tía tô có khả năng trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Với các thành phần: Acid alpha linolenic, xeton, fulan, hydrocarbon,… có tác dụng: Chống viêm, giảm đau, sát khuẩn, chống oxy hóa, làm lành các niêm mạc bị tổn thương và làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô
- 500ml nước
Cách làm:
- Bước 1: Bạn đem lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút, rồi để ráo
- Bước 2: Đem lá tía tô đã rửa sạch cho vào nồi, đổ 500ml nước vào rồi đun sôi nhỏ lửa.
- Bước 3: Đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp, lọc bỏ bã lấy nước để uống
- Bước 4: Bạn chia nước vừa đun sôi thành 2 phần để uống trong ngày, kiên trì sử dụng trong 5 – 7 ngày để bài thuốc phát huy được tác dụng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lá tía tô để ăn sống hoặc nấu cháo cũng làm giảm các triệu chứng đau dạ dày đáng kể.
2.6. Lá trầu không
Theo các nhà nghiên cứu, lá trầu không có vị cay, nồng do có thành phần beta phenol và chavicol. Đây là những thành phần có tác dụng chống viêm cực mạnh. Ngoài ra, các hoạt chất còn có tác dụng kháng lại các vi khuẩn gây hại như: Subtilis, HP, tụ cầu,… Đồng thời, lá trầu không còn có tác dụng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm lành các vết loét dạ dày gây nên.
Chuẩn bị: 4 -5 lá trầu không tươi
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không đem ngâm với nước muối loãng rồi để ráo
- Bước 2: Bạn đem đun sôi lá 5 phút rồi lấy nước uống, uống sau ăn khoảng 1 giờ. Bạn nên kiên trì uống trong vòng 1 tháng để giảm được các triệu chứng đau dạ dày.
2.7. Nước ép bạc hà
Lá bạc hà có chứa chất chống oxy hóa và axit rosmarinic là chất chống viêm có tác dụng làm giảm hiện tượng co thắt và giúp giảm cơn đau hiệu quả. Đồng thời, lá bạc hà còn chữa ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng và giảm chứng buồn nôn và giảm tiết axit dạ dày.
Cách làm:
- Bước 1: Lá bạc hà đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút, rồi để cho ráo nước.
- Bước 2: Bạn cho lá bạc hà vào máy xay sinh tố, cho thêm ít nước rồi xay nhuyễn.
- Bước 3: Bạn lọc hỗn hợp vừa xay, bỏ bã lấy nước để uống hàng ngày.
2.8. Mật ong và chuối xanh
Mật ong vừa là thuốc bổ lại vừa có tính kháng khuẩn, làm giảm tiết acid nên các triệu chứng của đau dạ dày nhanh chóng được cải thiện. Chuối xanh có vị chát, tính mát có tác dụng thúc đẩy sinh ra các dịch nhầy trong dạ dày nên niêm mạc dạ dày được bảo vệ, các triệu chứng được thuyên giảm đáng kể. Hỗn hợp này còn có công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, kiểm soát tốt dịch vị acid trong dạ dày. Vì vậy, khi có triệu chứng bệnh, người bệnh cần dùng ngay để giảm các cơn đau.
Chuẩn bị
- 10 quả chuối xanh non
- Mật ong
Cách làm:
- Bước 1: Bạn đem rửa sạch chuối xanh, gọi bỏ vỏ và rửa lại để bỏ bớt nhựa
- Bước 2: Cắt chuối xanh thành lát mỏng và đem ngâm với muối trong vòng 10 phút
- Bước 3: Phơi khô lát chuối xanh rồi xay thành bột
- Bước 4: Đem trộn bột chuối xanh với mật ong, vê thành từng viên nhỏ, đựng vào hộp có nắp để dùng dần. Mỗi ngày dùng từ 3 – 4 viên, kiên trì trong 2 tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
2.9. Trà hoa cúc
Hoa cúc có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng làm dịu các cơn đau dạ dày hiệu quả. Đồng thời, trà hoa cúc còn có tác dụng cân bằng sự điều tiết acid trong dạ dày, giảm tình trạng kích thích dạ dày.
Chuẩn bị
- 5g hoa cúc khô
- 5g gừng tươi
- 200ml nước sôi 90 độ C
Cách làm
- Bước 1: Bạn cho 5g hoa cúc khô vào cốc
- Bước 2: Cho 200ml nước sôi vào rồi hãm trong 3 phút
- Bước 3: Cuối cùng, bạn cho gừng tươi vào chờ khoảng 5 phút rồi chắt ra uống, nên uống 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm bớt cơn đau.
2.10. Mật ong và trứng gà
Trong mật ong chứa đường carbohydrate, chất béo, chất đạm và các loại vitamin dồi dào có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa tốt nên các tổn thương trong niêm mạc dạ dày nhanh chóng được hồi phục. Trong trứng gà chứa hợp chất lecithin hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và còn cung cấp kháng thể IgY giúp chống lại các yếu tố gây nên bệnh đau dạ dày.
Khi mật ong kết hợp với trứng gà sẽ có tác dụng làm giảm tiết dịch dạ dày và các vết loét được cải thiện đáng kể.
Chuẩn bị
- 1 quả trứng gà
- 2 thìa cà phê mật ong
- 1 thìa cà phê tinh bột nghệ
- 30ml nước sôi
Cách làm
- Bước 1: Trứng gà bạn đem tách lấy lòng đỏ, bỏ lòng trắng
- Bước 2: Cho 30ml nước sôi vào cốc tinh bột nghệ, khuấy đều cho tan hết, sau đó cho tiếp mật ong và lòng đỏ trứng gà vào trộn đều.
- Bước 3: Bạn đem cốc hỗn hợp trên hấp cách thủy với lửa nhỏ khoảng 20 phút cho chín hẳn rồi nhắc xuống.
- Bước 4: Bạn nên dùng lúc nóng, sau mỗi bữa ăn tối khoảng 2 giờ, ăn liên tục trong 1 tuần xong giãn ra nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục ăn một chu kì nữa. Nếu bệnh chưa đỡ, bạn có thể lặp lại chu kỳ dừng và nghỉ cho đến khi bệnh thuyên giảm.
3. Các bài tập hỗ trợ giảm đau dạ dày tại nhà
Bên cạnh thực hiện những bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà, người bệnh cần kết hợp các bài tập hỗ trợ để bệnh nhanh chóng được cải thiện như:
3.1. Massage bụng
Massage bụng đúng cách được các chuyên gia đánh giá là phương pháp vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Việc massage bụng sẽ thúc đẩy máu lưu thông dễ dàng đến các cơ quan, xoa dịu các cơn đau hiệu quả và đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi ở người bệnh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xoa hai tay vào nhau cho nóng lên, bạn có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu khuynh diệp lên lòng bàn tay xoa trực tiếp lên bụng.
- Bước 2: Áp 2 lòng bàn tay vào bụng vùng bị đau, xoa nhẹ theo kim đồng hồ trước rồi tăng dần lực về sau.
- Bước 3: Bạn nên lặp lại động tác trong khoảng 10 – 15 phút, kiên trì thực hiện hàng ngày để giảm được các triệu chứng của bệnh.
3.2. Bài tập kích thích hệ tiêu hóa
Bài tập này sẽ giúp thức ăn được hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế tính trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng ở người bệnh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay đưa thẳng lên cao, vừa thực hiện động tác vừa đếm theo nhịp.
- Bước 2: Sau đó, người bệnh từ từ ngồi xuống nhưng tay vẫn giữ nguyên tư thế thẳng đứng, nhịp thở phải đều, hít vào khi đứng lên và thở ra khi ngồi xuống.
- Bước 3: Bạn tiếp tục thực hiện động tác trên trong khoảng 5 – 10 phút để cải thiện được các triệu chứng của bệnh.
3.3. Sử dụng các động tác hít thở
Động tác hít thở nếu thực hiện đúng cách sẽ có tác dụng nhanh chóng đến người bệnh đau dạ dày, giảm mức độ lo âu, căng thẳng. Đồng thời, phương pháp này còn giảm tiết dịch vị trong dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế táo bón và làm giảm đau một cách tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh thả lỏng cơ thể rồi nằm ngửa để 2 tay đặt lên trên bụng.
- Bước 2: Bạn tập trung hít thở sâu bằng đường mũi đến khi thấy phổi đã căng phồng.
- Bước 3: Giữ hơi thở khoảng 3 giây rồi thở ra từ từ qua miệng, kết hợp cùng động tác hóp bụng lại.
- Bước 4: Bạn thực hiện lặp lại động tác trên từ 3 – 5 lần/ngày.
3.4. Thực hiện động tác gập người
Động tác này giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng. Đồng thời, thực hiện đúng cách sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh như: đầy bụng, ợ hơi, táo bón,…
Cách thực hiện:
Bước 1: Người bệnh đứng thẳng, chân để rộng bằng vai và thực hiện động tác gập người theo các nhịp:
- Nhịp 1: Đưa 2 tay thẳng lên cao và mắt nhìn hướng theo tay
- Nhịp 2: Đưa tay từ từ xuống kết hợp gập người cúi xuống chạm tay vào ngón chân cái
- Nhịp 3: Đưa tay về tư thế sang 2 bên ngang vai
- Nhịp 4: Cuối cùng là trở về tư thế ban đầu
Bước 2: Bạn tiếp tục thực hiện động tác này khoảng 4 lần, mỗi lần làm 8 nhịp, kiên trì thực hiện sẽ cải thiện được các triệu chứng của bệnh.
4. Chữa đau dạ dày tại nhà từ bài thuốc dân gian cần chú ý gì?
Để thực hiện các cách trên hiệu quả, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Phương pháp trên chỉ áp dụng cho những trường hợp bị bệnh nhẹ hoặc trung bình
- Mức độ cải thiện của bệnh khi thực hiện các bài thuốc dân gian phụ thuộc vào từng cơ địa của người bệnh
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn đúng giờ, không nên để bụng quá đói hoặc quá no, không nhịn ăn và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ hấp thu và tiêu hóa. Tránh ăn những đồ cay, nóng, bia rượu, chất kích thích,…
- Thực hiện chế độ ăn, ngủ thích hợp, tránh stress, căng thẳng, lo âu và làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trong quá trình thực hiện bài thuốc tại nhà, nếu người bệnh thấy có bất thường hãy đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.
>>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh
Trên đây là 10 cách chữa đau dạ dày tại nhà từ bài thuốc dân gian đã được Imiale tổng hợp chi tiết nhất cho các bạn tham khảo. Nếu người bệnh áp dụng không hiệu quả nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Mọi vấn đề thắc mắc về bệnh đau dạ dày , hãy liên hệ Imiale A+ theo Hotline 1900 9482 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé!